Tin tức - Sự kiệnNgày: 05-10-2021 bởi: Hằng boxcare
TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÉT NGHIỆM SINH HÓA MÁU
Nhờ sự phát triển của y học ngày nay, chúng ta có nhiều phương pháp để chẩn đoán chính xác các bệnh lý. Trong đó, xét nghiệm hóa sinh máu là phương pháp phổ biến giúp phát hiện sớm và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, hãy tham khảo các thông tin được chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé!
Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?
Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm phổ biến trong y học, được dùng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý. Xét nghiệm sẽ đo nồng độ các chất trong máu, qua đó đánh giá chức năng của một số bộ phận cơ thể đặc trưng cho chỉ số sinh hóa đó.
Xét nghiệm sinh hóa máu đơn giản nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh lý, điều trị và theo dõi điều trị bệnh. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản như: Ure máu, Creatinin huyết thanh, AST, Bilirubin, ALT, GGT, ALP, xét nghiệm ion đồ, Albumin, đường huyết, mỡ máu, xét nghiệm acid Uric.
Tầm quan trọng của xét nghiệm sinh hoá máu
Kết quả xét nghiệm sinh hoá máu sẽ được hiển thị dưới dạng chữ số cùng với đơn vị đo lường nồng độ tương ứng. Ngoài ra, kết quả của người bệnh, và khoảng tham chiếu cũng được trình bày để nhận định kết quả là bình thường hay bất thường. Tuy nhiên, việc kết luận kết quả phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính , tuổi tác, tiền sử bệnh lý,...Vì thế, bác sĩ cần phải căn cứ vào tất cả các yếu tố để đưa ra quyết định cuối cùng một cách chính xác nhất.
Khi một người đi khám sức khỏe định kỳ, có kết quả bất thường, người bệnh cần được chuyển đến đúng chuyên khoa. Xét nghiệm sinh hoá máu sẽ là tiền đề để các bác sĩ chẩn đoán và tiến hành thêm các xét nghiệm khác.
Vai trò của xét nghiệm sinh hóa máu trong chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm sinh hóa máu trong chẩn đoán bệnh đóng các vai trò quan trọng sau:
Chẩn đoán sớm: kết hợp với các triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm sẽ cho phép chẩn đoán và phát hiện sớm nhiều loại bệnh lý
Chẩn đoán phân biệt: nhiều bệnh lý có dấu hiệu tương tự nhau, vì vậy, xét nghiệm sinh hóa máu sẽ là cơ sở để giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt các bệnh lý này
Theo dõi và tiên lượng: kết quả xét nghiệm sinh hóa còn có vai trò theo dõi và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị sau khi chẩn đoán xác định bệnh, đây cũng là cơ sở để đưa ra tiên lượng bệnh tốt hay xấu. Dựa vào kết quả đó, bác sĩ có thể thay đổi phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh
Sàng lọc: kết quả xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng cũng là cơ sở để các bác sĩ sàng lọc bệnh lý, giảm thiểu chi phí thăm khám, xét nghiệm và điều trị. Tùy vào từng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các bước thăm khám, xét nghiệm và điều trị tiếp theo sao cho phù hợp với tình trạng người bệnh, sau khi dựa vào kết quả xét nghiệm hóa sinh ban đầu
Xét nghiệm sinh hoá máu được thực hiện như thế nào?
Khi được chỉ định xét nghiệm sinh hoá máu, bác sĩ sẽ chọn lọc những chỉ số cần quan tâm dựa vào các dấu hiệu nhận biết để tiến hành đo lường. Với chỉ định này, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một lượng máu vừa đủ tại vị trí tĩnh mạch và nhanh chóng đưa vào máy xét nghiệm.
Quá trình xét nghiệm sinh hoá máu được thực hiện khép kín bằng các máy xét nghiệm sinh hoá với các chất hóa học riêng biệt. Sau đó kết quả được gửi trả lại cho bác sĩ tham khảo trước khi đưa ra quyết định nguyên nhân bệnh chính xác.
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm sinh hóa máu cũng như các thông tin liên quan đến phương pháp xét nghiệm này.
Để mua và lắp đặt các thiết bị và hóa chất xét nghiệm, bạn có thể tham khảo tại Gmed.
CÔNG TY TNHH GMED
Địa chỉ: P212, tòa nhà N3A, KĐT Trung Hòa - Nhân Chính, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
Tổng đài hỗ trợ: 0243556 1910 - 0866711456
Email: kinhdoanh@gmed.vn
Website: http://gmed.vn/