Giỏ hàng
KHI NÀO CẦN XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU?

Tin tức - Sự kiệnNgày: 07-10-2021 bởi: Hằng boxcare

KHI NÀO CẦN XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU?

Đông máu là một quá trình phức tạp, có ý nghĩa quan trọng đối với việc cầm máu. Các bác sĩ sẽ biết được nguy cơ bạn bị chảy máu nhiều hay các nguy cơ khác như đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi xét nghiệm đông máu. Vậy đông máu là gì và khi nào cần làm xét nghiệm đông máu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Đông máu là gì?

Đông máu là quá trình tạo ra các cục máu đông. Sau khi xảy ra chấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạch máu, phản ứng đông máu sẽ được kích hoạt. Ban đầu, quá trình cầm máu diễn ra khi tiểu cầu tạo nút chặn cầm máu tại vết thương. Các yếu tố đông máu trong huyết tương đáp ứng chuỗi phản ứng để tạo các sợi huyết đóng vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu, đây chính là quá trình cầm máu thứ phát.

Máu được cầm bởi chỗ bị tổn thương sẽ được che phủ bởi cục máu đông có chứa tiểu cầu và sợi huyết, khi thành mạch máu bị tổn thương. Tình trạng rối loạn máu đông có thể gây nên hiện tượng huyết tắc hoặc tăng nguy cơ chảy máu.

Khi nào cần xét nghiệm đông máu?

Xét nghiệm đông máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán, đánh giá được khả năng đông máu của cơ thể như thế nào và quá trình này sẽ diễn ra trong thời gian bao lâu.

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đông máu trong một số trường hợp dưới đây:

  • Bị chảy máu không cầm được hoặc trên cơ thể xuất hiện những vết bầm bất thường

  • Xét nghiệm để kiểm tra xem liều lượng Warfarin sử dụng đã phù hợp hay chưa

  • Xét nghiệm đông máu để kiểm tra cơ thể có bị thiếu vitamin K hay không

  • Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm đông máu, xem xét có đạt tiêu chuẩn để thực hiện phẫu thuật hay không

  • Gan là nơi tạo ra các yếu tố đông máu, vì vậy để kiểm tra hoạt động của gan cần thực hiện xét nghiệm đông máu

  • Kiểm tra cơ thể có tạo ra quá nhiều máu đông hay không

  • Chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn đông máu, mức độ rối loạn đông máu cũng như tiến triển rối loạn đông máu mà người bệnh mắc phải giúp bác sĩ xác định được hướng điều trị chính xác cho từng đối tượng

  • Xét nghiệm đông máu cũng được chỉ định cho đối tượng không dùng thuốc chống đông nhưng vẫn xuất hiện dấu hiệu của rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu nướu răng, trong phân hoặc nước tiểu có máu, chảy máu trong khớp, thị lực suy giảm…

Xét nghiệm đông máu có vai trò quan trọng trong các chẩn đoán bất thường về đông máu. Chỉ căn cứ vào những biểu hiện hay triệu chứng qua mắt thường sẽ không thể có kết luận chính xác về rối loạn đông máu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hướng điều trị bệnh cũng như kết quả điều trị của bệnh nhân.

Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu

Tìm ra nguyên nhân chảy máu bất thường

Nhờ vào việc xét nghiệm đông máu, có thể phát hiện các nguyên nhân trong trường hợp bệnh nhân không dùng thuốc chống đông máu, nhưng lại có dấu hiệu của rối loạn xuất huyết.

Lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp dựa trên kết quả

Thông qua xét nghiệm đông máu, bác sĩ sẽ nhanh chóng biết được tình trạng của bệnh lý rối loạn đông máu mà người bệnh đang mắc chính xác nhất. Qua đó, việc đưa ra phương pháp điều trị cũng phát huy hiệu quả cao hơn.

Các chức năng khác

Xét nghiệm đông máu còn giúp đánh giá được mức độ tiến triển của các bệnh lý về gan như xơ gan và suy giảm chức năng gan, các biểu hiện bất thường tại thận, tim, tủy,...hay một số hội chứng khác liên quan đến rối loạn đông máu.

Xét nghiệm đông máu được thực hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, trước khi mổ hay giai đoạn hậu phẫu nếu cần thiết. Tìm ra nguyên nhân, thăm dò tình trạng, theo dõi diễn biến của bệnh và đưa ra phác đồ điều trị chính xác là những ý nghĩa quan trọng mà xét nghiệm đông máu mang lại.

Nếu còn có vấn đề thắc mắc về việc xét nghiệm đông máu hoặc xét nghiệm nói chung, liên hệ ngay với Gmed để nhận được tư vấn cụ thể và chi tiết miễn phí:

CÔNG TY TNHH GMED

Địa chỉ: P212, tòa nhà N3A, KĐT Trung Hòa - Nhân Chính, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội

Tổng đài hỗ trợ: 0243556 1910 - 0866711456

Email: kinhdoanh@gmed.vn

Website: http://gmed.vn/

Phân loại



Tag

Boxcare monitor theo dõi bệnh nhân Monitor theo dõi bệnh nhân YK - 8000C Chụp CT - cắt lớp vi tính 128 dãy Chụp CT tim Tiêm thuốc cản quang Phương pháp chụp CT Chụp CT Tầm soát ung thư phổi Máy chụp CT 16 lát - NeuViz 16 Classic Chụp CT phổi liều thấp Công ty TNHH Gmed BoxCare chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng đến thai nhi? chụp cộng hưởng từ có hại gì không chụp cộng hưởng từ có phát hiện ung thư chụp cộng hưởng từ có tác dụng gì chụp cộng hưởng từ phát hiện được những bệnh gì? chụp cộng hưởng từ não có ảnh hưởng gì không Công nghệ chụp CT 128 dãy chụp CT 128 Neusoft Medical Systems Chụp CT 32 lát cắt Chụp cắt lớp vi tính Công nghệ chụp CT 512 dãy Máy CT Neuviz 512 Epoch Máy chụp CT 512 dãy chụp CT 512 Chụp CT có ảnh hưởng đến sức khỏe? Chụp CT có làm giảm tuổi thọ không? Trẻ em chụp CT có ảnh hưởng gì không? chụp CT có gây ung thư chụp CT là như thế nào Chụp CT mạch vành Chụp CT 512 dãy Epoch Chụp cắt lớp vi tính 512 dãy Epoch Chụp CT mạch vành là gì? chụp CT não có ảnh hưởng gì không? Chụp CT phổi CT 32 lát cắt - NeuViz ACE SP chụp CT phát hiện ung thư nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh Chụp cộng hưởng Chụp cơ xương DIXON Ứng dụng chụp DIXON BrainQuant MRI 1.5T NeuMR xét nghiệm đông máu Đông máu chụp cộng hưởng từ toàn thân xét nghiệm nước tiểu Nước tiểu nguyên lý hoạt động của chụp cộng hưởng từ Máy CT Neuviz 256 Glory chụp CT 256 dãy Công nghệ chụp CT 256 dãy kinh nghiệm đi chụp cộng hưởng từ chụp CT khi mang thai chụp cộng hưởng từ bao lâu có kết quả xét nghiệm hóa sinh máu Xét nghiệm xét nghiệm sinh hóa monitor thiết bị y tế Các thiết bị y tế thông dụng máy chụp mạch số hóa xóa nền DSA 30C chụp mạch số hóa xóa nền Chụp CT 256 dãy Glory kỹ thuật chụp mạch số hoá xoá nền chụp CT 16 dãy điều trị Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai phân tích nước tiểu xét nghiệm sinh hóa miễn dịch xét nghiệm Xét nghiệm miễn dịch
0866711456